Việc thường xuyên dùng hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh trên nền chuồng sẽ dẫn đến nguy cơ tồn dư ở động vật. Đệm lót sinh học là các phế thải từ chế biến lâm sản (phôi bào, mùn cưa..) hoặc phế phụ phẩm trồng trọt (thân cây ngô, đậu, rơm, rạ, trấu…) cắt nhỏ có bổ sung chế phẩm sinh học gồm những vi sinh vật (VSV) nhằm tạo ra một tập hợp các VSV có lợi cho đường ruột, ức chế và tiêu diệt VSV có hại, phân giải chất hữu cơ từ phân gia súc gia cầm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của đệm lót sinh học đến năng suất sinh trưởng của gà Mía lai. Thí nghiệm sẽ được triển khai trên 60 gà Mía lai 1 ngày tuổi và được thiết kế theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với 2 nghiệm thức bổ sung đệm lót sinh học khác nhau và 2 lần lặp lại, theo dõi trong 12 tuần. Ba lô gồm đối chứng (DC, đệm lót thường, không bổ sung chế phẩm vi sinh vật), TN1 (DC + bổ sung chế phẩm Balasa N01), TN2 (DC + bổ sung chế phẩm EMZEO). 

Men sử dụng trong NT1: BALASA NO 1 

Cách làm đệm lót: Bước 1: rải trấu, bã mía hoặc mùn cưa (tỷ lệ 1:1) lên toàn bộ nền chuồng, độ dầy 30 cm. Bước 2: rắc đều chế phẩm đã ủ trước lên toàn bộ bề mặt lớp đệm lót. Bước 3: Xoa nhẹ cho đều lớp trên mặt của đệm lót và đậy kín bằng ni lông. Bước 4: Sau 3 đến 5 ngày dỡ lớp phủ đậy, xoa nhẹ cho tơi lớp trên cùng và sau đó có thể thả gà vào.

Các chỉ tiêu theo dõi năng suất sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn, năng suất chất lượng thịt.

Số liệu được thu thập theo giá trị trung bình của từng nghiệm thức và được xử lý thống kê theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) trên phần mềm minitab 16 (2012).

Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau: tăng trọng và khối lượng cuối thí nghiệm của gà ở NT bổ sung men Balasa N01 làm đệm lót cao hơn so với NT ĐC lần lượt là 24,12 và 1969,10 so với 20,98 g/con/ngày và 1893,30 g/con. Trong khi đó, hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình của gà ở NT1 (2,82), NT2 (2,85) cao hơn NT ĐC (2,94).