1. Quá trình hình thành và phát triển Khoa Khoa học xã hội

Khoa Khoa học xã hội, tiền thân là Bộ môn Mác - Lênin, được thành lập cùng với Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 1956.

Trên cơ sở Bộ môn Mác - Lênin, năm 1970 Khoa Mác - Lênin được thành lập.

Năm 2008, Khoa Mác – Lênin được đổi tên thành Khoa Lý luận chính trị và Xã hội.

Năm 2020, trước yêu cầu thực tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, Khoa Lý luận chính trị và Xã hội đổi tên thành Khoa Khoa học xã hội.

2. Hiện trạng năng lực của Khoa Khoa học xã hội

2.1. Hiện trạng tổ chức nhân sự Khoa Khoa học xã hội

Về cơ cấu tổ chức, Khoa có 5 bộ môn bao gồm: Kinh tế chính trị - Chủ nghĩa xã hội khoa học, Triết học, Khoa học chính trị, Pháp luật và Xã hội học. Về đội ngũ giảng viên, Khoa hiện có 01 Phó giáo sư, 7 tiến sĩ và 26 thạc sĩ. Đây là nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo tại các nền giáo dục hàng đầu thế giới và châu lục như Bỉ, Nhật Bản, Hàn Quốc... Bên cạnh đó, Khoa Khoa học xã hội đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học trong nước và quốc tế về chương trình phát triển cộng đồng.

2.2. Hiện trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Học viện và Khoa có cơ sở vật chất đảm bảo cho đào tạo các ngành Khoa học xã hội. Lớp học lý thuyết và các phương tiện nghe nhìn trong phòng: Hệ thống giảng đường và phương tiện hỗ trợ cho đào tạo sau đại học tại Học viện đang sử dụng. Máy tính và thiết bị hỗ trợ cho giảng viên và trợ giảng: Hiện tại mỗi bộ môn có 01 máy tính nối mạng internet. Các thiết bị hỗ trợ như máy in, điện thoại, máy chiếu... được trang bị để hỗ trợ học tập và giảng dạy tại phòng Hội trường của Khoa. Hệ thống thư viện và phòng đọc: Sinh viên có thể sử dụng ở hai cơ sở: thư viện Lương Định Của và phòng đọc của  khoa.

2.3. Hiện trạng năng lực nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

* Công tác nghiên cứu khoa học

Do tính chất của Khoa là giảng dạy các môn Lý luận Chính trị và Xã hội nên nội dung nghiên cứu phong phú, đa dạng, liên quan nhiều đến các vấn đề lý luận, xã hội và nông nghiệp, nông thôn. Các giảng viên ngoài việc lên lớp còn tích cực tham gia nghiên cứu và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn.

Nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu của cán bộ trẻ từ nguồn ngân sách nhà nước, kết hợp với các nguồn dự án quốc tế, và một phần từ quĩ hỗ trợ nghiên cứu khoa học của khoa.

Các cán bộ trẻ năng động, tích cực tham gia các đề tài cấp cơ sở. Do đó, hầu hết các đề tài khoa học cấp cơ sở đều do cán bộ trẻ đảm nhiệm.

Ngoài thực hiện đề tài cấp trường từ nguồn ngân sách nhà nước, cán bộ Khoa còn thực hiện các đề tài được tài trợ từ dự án Việt Bỉ, với kinh phí tương đương với kinh phí đề tài cấp cơ sở từ nguồn ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, các giảng còn tích cực tham gia nghiên cứu và phối hợp với các đơn vị trong và ngoài trường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm nângcao trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn.

Ngoài ra có giảng viên đã tham gia biên soạn các Giáo trình, bài giảng với các giảng viên thuộc đơn vị khác của Học viện như Giáo trình Sở hữu trí tuệ trong Công nghệ sinh học… tạo nguồn xuất bản cho thời gian kế tiếp.

* Công tác hợp tác quốc tế

- Hướng dẫn và hỗ trợ hướng dẫn luận văn tiến sĩ, thạc sĩ của các nghiên cứu sinh và học viên quốc tế trong khuôn khổ các chương trình hợp tác quốc tế như Đại học Liege, Đại học Tự do Bruxelles, Đại học Louvain la Neuve, Vương quốc Bỉ.

- Giảng dạy cho các chương trình Summer School với sinh viên Cezch và Nhật Bản, Chương trình trao đổi sinh viên của Đại học Emporial State

2.4. Ngành đào tạo của Khoa Khoa học xã hội

* Ngành Xã hội học: Từ năm 2009, hệ đại học chính quy đào tạo 4 năm.

* Ngành Luật – chuyên ngành Luật kinh tế: Từ năm 2020, hệ đại học chính quy đào tạo 4 năm.

3. Cơ cấu tổ chức bộ môn và nhân sự của Khoa Khoa học xã hội

* Ban chủ nhiệm khoa

Hiện tại Ban chủ nhiệm Khoa gồm 2 thành viên: 01 Trưởng Khoa và 01 Phó trưởng Khoa.

* Các bộ môn và văn phòng

1. Bộ môn Triết học

2. Bộ môn Khoa học chính trị

3. Bộ môn Kinh tế chính trị - CNXHKH

4. Bộ môn Pháp luật

5. Bộ môn Xã hội học

6. Văn phòng khoa