Đây cũng là hoạt động của đơn vị hướng tới chào mừng ngày “Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5”. Tham dự hội thảo có các nhà khoa học trong nước và quốc tế đại diện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường nông nghiệp. Về phía đơn vị đối tác của khoa có GS.TS. Toru Watanabe- Phó trưởng khoa Nông nghiệp, ĐH Yamagata, Nhật Bản; đại diện công ty Kendensha; công ty Recyglo; công ty cổ phần tập đoàn FEC; các trường Đại học, Viện nghiên cứu; đại diện sở Tài nguyên Môi trường Bắc Giang; sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội; Về phía Học viện Nông nghiệp Việt Nam, có GS.TS. Phạm Bảo Dương- Phó Giám đốc Học viện; PGS.TS. Trần Trọng Phương- Trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường, các thầy cô là thành viên các nhóm nghiên cứu xuất sắc, nhóm nghiên cứu mạnh và giảng viên, sinh viên trong Khoa

leftcenterrightdel
Đại biểu tham dự hội thảo
 Đại biểu tham dự hội thảo

Phát biểu Khai mạc Hội thảo, GS.TS. Phạm Bảo Dương nhấn mạnh, phát triển bền vững là con đường và định hướng phát triển chung cho mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế - xã hội của cả nước, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn đã và đang tạo ra nhiều áp lực lớn tới chất lượng môi trường, trong đó đáng kể nhất là việc tạo ra một lượng lớn phụ phẩm và rác thải nông nghiệp. Để phát triển bền vững được nền nông nghiệp nước nhà nhiệm vụ quan trọng là phải xử lý triệt để, hiệu quả các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Là một đơn vị trọng điểm quốc gia về đào tạo nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Học viện nông nghiệp Việt Nam luôn thể hiện vai trò tiên phong trong quá trình xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hội thảo “Mô hình xử lý rác thải trong nông nghiệp tại Việt Nam” góp phần giới thiệu và cung cấp thông tin về các giải pháp và mô hình xử lý chất thải nông nghiệp điển hình ở Việt Nam, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.

leftcenterrightdel
GS.TS. Phạm Bảo Dương, Phó Giám đốc Học viện phát biểu khai mạc
 GS.TS. Phạm Bảo Dương, Phó Giám đốc Học viện phát biểu khai mạc Hội thảo
Tham luận tại Hội thảo, GS.TS. Toru Watanabe, Phó Trưởng khoa Nông nghiệp, Đại học Yamagata, Nhật Bản đã chia sẻ một số giải pháp xử lý nước thải tái sử dụng cho phát triển nông nghiệp bền vững. Hệ thống xử lý nước thải “BISTRO GESUIDO” là hệ thống xử lý rất thành công và được áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản. Các kết quả phân tích đã cho thấy nước thải sau khi được xử lý được sử dụng làm nước tưới cho đồng ruộng góp phần làm tăng năng suất và hàm lượng protein trong lúa gạo so với việc sử dụng nước từ kênh mương và phân hóa học. Sản phẩm gạo giàu protein được bổ sung vào nguồn thức ăn chăn nuôi giúp giảm chi phí chăn nuôi đồng thời làm tăng chất lượng thịt. Nguồn dinh dưỡng có trong nước thải từ mô hình “BISTRO GESUIDO” cũng giúp tiết kiệm 15% chi phí phân bón so với các phương thức canh tác thông thường. Bùn thải từ hệ thống cũng có thể được sử dụng làm giá thể trong trồng lúa, ngô và và phục hồi đất. Đối với các cơ sở chăn nuôi, việc áp dụng hệ thống này còn giúp sản sinh một lượng lớn khí sinh học vừa cung cấp năng lượng cho đun nấu vừa thu được lợi nhuận từ việc bán khí sinh học cho các nhà máy sản xuất điện. Trong bối cảnh lực lượng lao động nông nghiệp ở Nhật Bản ngày càng giảm, việc duy trì các hệ thống thoát nước gặp nhiều khó khăn, và nguồn thu từ thuế giảm thì hệ thống “BISTRO GESUIDO” là giải pháp tốt. GS. Watanabe hy vọng “BISTRO GESUIDO” cũng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam góp phần thu gom và xử lý nước thải đô thị một cách hiệu quả.
leftcenterrightdel
Giáo sư Toru Watanabe trình bày tham luận tại Hội Thảo
 Giáo sư Toru Watanabe trình bày tham luận tại Hội Thảo
Đại diện cho HTX Nông nghiệp và Dịch vụ môi trường - Bavifa, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Văn Thành đã trình bày những tồn tại trong môi trường chăn nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì. Chất thải chăn nuôi không được thu gom, xử lý hiệu quả đã và đang gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và lãng phí tài nguyên. Xuất phát từ trăn trở đó, sáng kiến “Sản xuất phân hữu cơ an toàn từ nguồn rác thải hữu cơ được phân loại, phụ phẩm cây trồng và chất thải chăn nuôi góp phần bảo vệ môi trường nông thôn” là ý tưởng hết sức cần thiết, việc áp dụng sáng kiến sẽ góp phần nhân rộng các mô hình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống của người dân thông qua việc nâng cao nhận thức và hướng dẫn thực hiện xử lý chất thải ngay tại hộ gia đình, nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường nông thôn. Đồng thời, xây dựng các quy trình, giải pháp, hướng dẫn phân loại rác thải, tái chế rác hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp và xử lý môi trường kết hợp tận dụng chất thải tạo ra nguồn phân bón hữu cơ phục vụ các sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững, để dần xứng đáng là điểm đến thăm quan du lịch hấp dẫn trong bước phát triển của huyện Ba Vì. Tuy nhiên, ông Thành cũng trăn trở và mong muốn nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của các chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để mô hình được triển khai rộng rãi hơn trên địa bàn huyện Ba Vì và trở thành mô hình cho các địa phương khác thăm quan, học tập.
leftcenterrightdel
Ông Nguyễn Văn Thành (HTX Bavifa) trình bày tham luận tại Hội thảo
 Ông Nguyễn Văn Thành (HTX Bavifa) trình bày tham luận tại Hội thảo

            Tại Hội thảo, các nhà khoa học và các nhà quản lý về môi trường đã có những thảo luận về việc xử lý môi trường tại các làng nghề. TS. Khương Mạnh Hà, Phó trưởng khoa Tài nguyên và Môi trường, ĐH Nông Lâm Bắc Giang chia sẻ vấn đề xử lý nước thải, chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi, làng nghề nấu rượu tại tỉnh Bắc Giang cần được quan tâm và khả năng phối hợp trong hoạt động nghiên cứu giữa 2 đơn vị. PGS.TS. Võ Hữu Công chia sẻ, hiện nay khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có 02 nhóm nghiên cứu xuất sắc và 04 nghiên cứu mạnh với 56 cán bộ, giảng viên tham gia. Hàng năm tham gia đấu thầu các nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp, đặc biệt khi tham gia thực hiện các nhiệm vụ tại địa phương cần có sự phối hợp với các nhà khoa học, nhà quản lý và chuyên gia tại địa phương. Trên cơ sở đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn địa phương và đạt hiệu quả cao.

leftcenterrightdel
Các đại biểu tham dự hội thảo đóng góp ý kiến
 Các đại biểu tham dự hội thảo đóng góp ý kiến
Chương trình Hội thảo quốc gia về Mô hình xử lý rác thải trong nông nghiệp tại Việt Nam đã nhận được các bài tham luận về thực trạng phát sinh và xử lý phụ phẩm nông nghiệp, quản lý và xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi bò, lợn, gà tại một số địa phương, đánh giá chất lượng môi trường và rủi ro sinh thái tại một số làng nghề trồng hoa cây cảnh. Các bài trình bày là sản phẩm khoa học từ các đề tài khoa học các cấp. Trong thời gian tới, khoa Tài nguyên và Môi trường tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu các sản phẩm ứng dụng trong điều kiện thực tiễn tại địa phương.

                                                                                                             Khoa Tài nguyên và Môi trường (FONRE)