Ngày 6 - 7/11/2024 tại khách sạn Pan Pacific Hà Nội, hội thảo quốc tế ‘Chia sẻ kiến thức về thúc đẩy nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) tại Việt Nam’’ đã diễn ra dưới sự phối hợp tổ chức của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) và Viện Mê kong (MI). Hội thảo được tổ chức để đánh giá kết quả các hoạt động của dự án: “Thúc đẩy, đổi mới công nghệ nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu ở các nước hạ lưu sông Mê Kông’’ và hoạch định các chiến lược trong tương lai nhằm tăng cường áp dụng CSA tại Việt Nam.

Mở đầu chương trình hội thảo, bà Maria Theresa Medialdia, Trưởng Phòng Thương mại và Phát triển Nông nghiệp, MI đã có bài phát biểu chào mừng các đại biểu đến tham dự hội thảo. Bài phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc áp dụng CSA trong nông nghiệp của Việt Nam nói riêng và các nước hạ lưu sông Mê Kông nói chung.

leftcenterrightdel
Bà Maria Theresa MedialdiaGiám đốc, Phòng Thương mại và Phát triển Nông nghiệp, MI phát biểu chào mừng tại hội thảo. 

Tiếp theo, GS.TS. Phạm Văn Cường, Phó giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo. Bài phát biểu khái quát thực trạng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động của những hiện tượng thời tiết cực đoan tại Việt Nam hiện nay. Điều này gây ra những rủi ro đáng kể đối với an ninh lương thực, sinh kế của người nông dân. Để xây dựng khả năng phục hồi, Việt Nam đã áp dụng các thực hành Nông nghiệp thông minh thích ứng với khí hậu (CSA), bao gồm đa dạng hóa cây trồng, quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý sốc nhiệt, quản lý đất bền vững và quản lý nước và thủy lợi thông minh. Tuy nhiên, việc mở rộng CSA đòi hỏi phải giải quyết các lỗ hổng kiến thức, hạn chế về năng lực và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế. Do vậy việc chia sẻ kiến thức nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan và đánh giá triển vọng tương lai để tăng cường áp dụng CSA tại Việt Nam là việc rất có ý nghĩa và cấp bách.

 
leftcenterrightdel
 GS.TS. Phạm Văn Cường, Phó giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo

Đến dự với hội thảo, Ông Tony Harman, Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam phát biểu đánh giá cao những thành tựu đạt được của Việt Nam trong việc thúc đẩy nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài phát biểu cũng nêu nên tính hiệu quả và cần thiết của nguồn tài trợ từ Bộ Ngoại giao và Thương mại thuộc Chính phủ Úc (DFAT) cho các dự án về CSA tại các nước hạ lưu sông Mê Kong, trong đó có Việt Nam.

leftcenterrightdel
Ông Tony Harman, Tham tán Nông nghiệp, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo 

Đại diện cho Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, TS. Nguyễn Văn Vương Trưởng phòng Cây lương thực và cây thực phẩm phát biểu về chủ đề CSA tại hội thảo. Bài phát biểu chỉ ra các thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng CSA tại Việt Nam hiện nay, từ đó cũng tạo ra các cơ hội và thách thức cho nền nông nghiệp của chúng ta trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

leftcenterrightdel
 TS. Nguyễn Văn Vương Trưởng phòng Cây lương thực và cây thực phẩm phát biểu tại hội thảo

Mở đầu cho phiên họp chính của hội thảo, TS. Vũ Thị Kim Oanh, Phó trưởng Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Khoa Công nghệ thực phẩm, VNUA, đại diện cho các cựu học viên của chương trình tập huấn về CSA được tổ chức bởi MI dưới sự tài trợ của DFAT, chia sẻ những kinh nghiệm, những kết quả đạt được, cũng như những thách thức đã phải đối mặt trong khi thưc hiện thành công các kế hoạch hành động sau khoa học về CSA. Bài chia sẻ tập trung vào chủ đề Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về các công nghệ và thực hành thông minh với khí hậu trong việc xử lý sau thu hoạch và bảo quản rau quả tươi ở Việt Nam.

leftcenterrightdel
TS.Vũ Thị Kim Oanh, Phó trưởng Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Khoa CNTP, VNUA báo cáo tại hội thảo 

Tham gia vào phiên thảo luận trọng yếu của hội thảo, các chuyên gia đến từ nhiều tổ chức khác nhau như: FAO Việt Nam, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn; Công ty Cổ phần Công nghệ cao Hachi Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã cùng nhau phân tích và đánh giá về Đổi mới cho Nông nghiệp bền vững: Thách thức, Cơ hội và Hiểu biết của các bên liên quan về CSA.    

leftcenterrightdel
Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo 

Tiếp theo là phiên thảo luận nhóm về triển vọng tương lai để tăng cường áp dụng CSA tại Việt Nam. Các đại biểu tham dự có cơ hội thảo luận, chia sẻ các kiến thức và kinh nghiệm về áp dụng CSA.

Ngày thứ 2 của hội thảo, các đại biểu tham dự có cơ hội đi thăm quan thực tế tại các cơ sở sản xuất và nghiên cứu khoa học có áp dụng CSA. Farm Wineco Tam Đảo -Vĩnh Phúc là điểm đến đầu tiên của chuyến thăm quan. Các chuyên gia nông nghiệp của Wineco đã giới thiệu về thực trạng sản xuất và việc ứng dụng nông nghiệp thông minh trong sản xuất ứng phó với biến đổi khí hậu của doanh nghiệp. Tại đây, các đại biểu được thăm quan các mô hình công nghệ cao trong sản xuất một số loại rau mầm, rau ăn lá, rau ăn trái,…

leftcenterrightdel
Đoàn đến thăm farm Wineco Tam Đảo 

Tiếp theo, đoàn tới thăm mô hình thủy canh trồng các loại rau của Công ty Cổ phần Công nghệ cao Hachi Việt Nam tại Phúc Thọ, Hà Nội.

leftcenterrightdel
 Đoàn đến thăm quan Farm Harchi

Điểm đến cuối cùng là Trung tâm Nghiên cứu xuất sắc và đổi mới sáng tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nơi tập trung các phòng thí nghiệm trọng điểm đa lĩnh vực với các thiết bị hiện đại bậc nhất hiện nay. Các đại biểu được khảo sát thực tế: PTN trọng điểm công nghệ sinh học Thú y; PTN trung tâm về Khoa học Công nghệ thực phẩm. Đặc biệt các đại biểu được tới thăm VNUA – techmark, nơi trưng bầy và giới thiệu đa dạng các sản phẩm nghiên cứu khoa học và ứng dụng của VNUA.

leftcenterrightdel

Đoàn tới thăm Trung tâm Nghiên cứu xuất sắc và đổi mới sáng tạo, VNUA 

Qua 2 ngày hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm về ứng dụng nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Đồng thời việc thăm quan thực địa mang tới các trải nghiệm thực tế để hiểu sâu sắc hơn về CSA và khả năng ứng dụng trong thực tế sản xuất tại các công đoạn trong chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm. Hội thảo đã kết nối được các bên liên quan trong chuỗi cung ứng, đồng thời mối liên kết giữa các ‘’nhà’’ đã được thiết lập: Nhà khoa học, nhà sản xuất, nhà kinh doanh.

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 Một số hình ảnh khác tại hội thảo

TS. Vũ Thị Kim Oanh - Khoa Công nghệ thực phẩm