Sản xuất lúa là yếu tố đóng góp lớn vào việc phát thải khí metan do con người gây ra trên thế giới (Hà Văn Bộ, 2016). Ở Việt Nam, theo thống kê năm 2019, lượng khí thải metan trên toàn quốc là 99,5 triệu tấn, trong đó sản xuất lúa nước chiếm 43% tổng số lượng khí thải. Đối với riêng ngành nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam tính toán lượng khí nhà kính phát thải trung bình mỗi năm là 88,6 triệu tấn CO2e, trong đó sản xuất lúa đóng góp 75% tổng lượng khí thải metan. Do nguy cơ làm nóng lên toàn cầu của khí metan cao gấp 28 lần so với khí carbon dioxide nên việc giảm lượng khí thải metan sẽ giúp hạn chế quá trình nóng lên toàn cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giảm phát thải khí nhà kính nói chung và khí metan nói riêng, Chính phủ Việt Nam đã cùng hơn 100 quốc gia ký cam kết giảm phát thải khí metan tại Hội nghị COP26. Để thực hiện cam kết này, giảm lượng khí thải metan từ sản xuất lúa gạo được coi là trọng tâm của kế hoạch hành động. Với mục tiêu giảm phát thải khí metan từ sản xuất lúa xuống 30%, hàng triệu hộ nông dân trồng lúa sẽ phải chuyển đổi phương thức canh tác từ truyền thống, phát thải cao sang canh tác phát thải thấp.
Các Dự án, Chương trình chuyển đổi phương thức canh tác lúa theo hướng giảm phát thải khí nhà kính cho hàng triệu hộ nông dân được triển khai khởi đầu ở vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long . Năm 2017, những hộ nông dân đầu tiên của xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được tiếp cận với phương thức canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính khi họ tham gia vào dự án “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính”. Để chuyển đổi sang canh tác lúa phát thải thấp, các hộ nông dân đã được sự hỗ trợ của doanh nghiệp và Hợp tác xã (HTX) dịch vụ Nông nghiệp trong tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa, sử dụng các yếu tố đầu vào phù hợp và đảm bảo thị trường tiêu thụ sau khi thu hoạch. Mặc dù vậy, số lượng hộ nông dân chuyển đổi phương thức canh tác lúa còn hạn chế so với tổng số hộ trồng lúa của địa phương. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi kỹ thuật canh tác mới như tuổi chủ hộ đã cao, kỹ thuật mới khó áp dụng và sản xuất lúa gạo không còn là nguồn sinh kế chính của gia đình,... Do đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính của các hộ nông dân là cần thiết để có những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự tham gia của nhiều hộ nông dân vào sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính của hộ nông dân xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Dựa trên dữ liệu thu thập được từ 60 hộ nông dân canh tác lúa giảm phát thải và 20 hộ nông dân canh tác lúa truyền thống, nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các hộ điều tra có hiểu biết về kỹ thuật trồng lúa giảm phát thải. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất cho 1 sào lúa giảm phát thải cao hơn gần 20% so với 1 sào lúa truyền thống nên nhiều hộ còn cân nhắc đầu tư. Mô hình hồi quy tuyến tính cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ, sự hiểu biết về kỹ thuật, chi phí sản xuất và sự thuận lợi của thị trường là các yếu tố ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích canh tác lúa giảm phát thải của các hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
|
ĐVT
|
Hộ truyền thống
(n=20)
|
Hộ giảm phát thải
(n=60)
|
T-test
|
P-value
|
Diện tích
|
sào/hộ
|
12,5
|
14,9
|
2,452
|
0,025**
|
Năng suất
|
(tạ/sào)
|
2,52
|
2,59
|
0,429
|
0,668
|
Sản lượng
|
tạ/hộ/vụ
|
31,5
|
38,6
|
3,285
|
0,075*
|
Bảng 2. Thực hành các kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính
Tiêu chí
|
Kỹ thuật giảm phát thải KNK
|
Hộ giảm phát thải (n=60)
|
Hộ truyền thống (n=20)
|
So sánh (+/-)
|
P-value
|
1. Mật độ cấy (kg/sào)
|
=, < 1,3 kg
|
1,4
|
1,5
|
-0,1**
|
0,032
|
2. Nông dân sử dụng phân bón theo khuyến cáo của HTX (%)
|
Lục thần nông; NPK Việt Nhật; Con Cò; NPK Bình Điền
|
71,6
|
20,0
|
51,6***
|
0,000
|
3. Số lần bón phân (lần)
|
>, = 3 lần
|
3,2
|
2,6
|
0,6***
|
0,000
|
4. Phân đạm (kg/sào)
|
< 3 kg
|
2,5
|
3,1
|
-0,6**
|
0,049
|
5. Số ngày để ruộng khô hoàn toàn (ngày)
|
15-17 ngày
|
12,0
|
10,0
|
1,1
|
0,860
|
6. Nông dân sử dụng chế phẩm sinh học phân hủy rơm rạ (%)
|
HTX khuyến cáo tên chế phẩm theo vụ
|
40,0
|
5,0
|
35,0***
|
0,000
|
7. Nông dân đốt rơm rạ (%)
|
Không đốt
|
45,0
|
55,0
|
-10,0*
|
0,072
|
|
|
Hình 1. Khó khăn, thuận lợi của thị trường tiêu thụ lúa giảm phát thải |
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Ninh, Phan Thị Thu Phương
Khoa Kinh tế và Quản lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam