Lai Châu có lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phong phú, đa dạng, khí hậu mát mẻ quanh năm và là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông nghiệp có tính bản địa cao và là tiền đề quan trọng cho phát triển sản phẩm OCOP. Do đó UBND tỉnh xác định Chương trình OCOP sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng gia tăng giá trị, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Vì vậy UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành của tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo như kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2019-2020, 2021-2025. Từ khi triển khai thực hiện đến nay đã hơn 4 năm, chương trình đã tạo ra một sân chơi bình đẳng, minh bạch, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng, khai thác, duy trì và phát huy được những giá trị tiềm năng của các nghề, làng nghề, đặc sản vùng miền, sản phẩm truyền thống; tạo ra nguồn sản phẩm phong phú, đảm bảo về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần thiết thực vào thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Kết quả tính đến 8/2023 toàn tỉnh Lai Châu đã tổ chức đánh giá, phân hạng và chứng nhận được 171 sản phẩm đạt hạng từ 3 sao đến 4 sao và tiềm năng 4 sao của 74 chủ thể (trong đó có 2 sản phẩm 4 sao, 6 sản phẩm đạt tiềm năng 4 sao đang hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền đánh giá phân hạng, 163 sản phẩm 3 sao). Nhiều sản phẩm nông nghiệp của các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, mở rộng phát triển thị trường không chỉ trong khu vực, trong nước mà nhiều sản phẩm còn vươn ra được thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện Chương trình OCOP còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ, đặc biệt là vấn đề quảng bá, tiêu thụ do sản phẩm chưa có thương hiệu trên thị trường (hầu hết sản phẩm OCOP hiện nay là OCOP 3 sao, mức độ nhận diện thương hiệu chưa phổ biến, chưa được nhiều người biết đến) chưa có phương án, chiến lược marketing phù hợp, hiệu quả; một số sản phẩm có chất lượng tốt nhưng bao bì, mẫu mã chưa đẹp, chưa bắt mắt nên sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao,… Do đó số lượng và hạng sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp 4.0 bên cạnh phát triển về số lượng và chất lượng các sản phẩm OCOP của Lai Châu thì một trong những nội dung và nhiệm vụ quan trọng là ứng dụng thương mại điện tử để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP của địa phương. Do đó việc nghiên cứu giải pháp ứng dụng thương mại điện tử để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP là cần thiết. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Lai Châu như sau: Phát triển nguồn nhân lực TMĐT, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống mạng phù hợp để khai thác và ứng dụng TMĐT, phát triển liên kết và cải thiện năng lực tài chính của các đơn vị kinh doanh sản phẩm OCOP và xây dựng cổng thông tin truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, hàng hóa (các sản phẩm cần có mã vạch để truy xuất nguồn gốc của sản phẩm - thiết kế QR code cho từng sản phẩm).
Đánh giá kiến thức của cán bộ quản lý DN/ HTX/ Hộ kinh doanh về lợi ích của TMĐT
Mức độ đánh giá
|
Mở rộng thị trường
|
Cải thiện hệ thống phân phối
|
SX hàng nhanh
|
Số lượng
(n=166)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Số lượng (n=166)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Số lượng
(n=166)
|
Tỷ lệ
(%)
|
Không hiểu
|
14
|
8,43
|
11
|
6,62
|
17
|
10,24
|
Hiểu rất ít
|
94
|
56,62
|
92
|
55,42
|
95
|
57,23
|
Hiếu thông tin cơ bản
|
44
|
26,5
|
47
|
28,3
|
40
|
24,09
|
Hiểu tốt (vận dụng được)
|
12
|
6,62
|
14
|
8,43
|
12
|
6,62
|
Rất tốt (Hiểu và giải thích được)
|
2
|
1.2
|
2
|
1.2
|
2
|
1.2
|
Nguồn: Trần Nguyễn Thị Yến, Phan Lê Trang
Đơn vị: Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam