Cộng đồng khoa học trong và ngoài nước đã chỉ rõ nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường lớn nhất trong nông nghiệp ở Việt Nam là từ trồng trọt và chăn nuôi. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2 (Mai Thế Hào, 2024). Cùng với các loại khí khác như CO2, CH4,... gây nên hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên.

Trong mối quan tâm chung về môi trường và các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhóm đưa ra giải pháp thu thập dữ liệu khí thải chăn nuôi từ một số cơ sở thú y trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có sử dụng các cảm biến khí kết hợp công nghệ IoT để làm bộ dữ liệu huấn luyện cho các mô hình học máy phục vụ cho các đề xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với dòng cảm biến giá rẻ MQ, kết hợp với bộ vi xử lý ESP32, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát triển các trạm đo để thu thập dữ liệu mùi ô nhiễm, từ đó đưa ra những đánh giá ban đầu về khả năng ứng dụng cảm biến trong thu thập và phân tích dữ liệu.

Một trong số các phương pháp đo đạc khí thải chăn nuôi hiện nay là sử dụng các cảm biến kết hợp công nghệ IoT đem đến hiệu quả tốt với chi phí rẻ, phù hợp với nền kinh tế còn nhiều hạn chế của nước ta. Bài nghiên cứu này của nhóm sẽ trình bày tổng quan về công nghệ Internet kết nối vạn vật ứng dụng để trực quan, giám sát chất lượng không khí theo thời gian thực, giới thiệu về dòng cảm biến MQ, cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT và bộ vi xử lý ESP32, chuẩn hóa thiết bị, thu thập dữ liệu và biển diễn một số dữ liệu đã thu thập được.

 

centerright

 

Tác giả:  Phạm Thị Lan Anh, Lương Minh Quân

Đơn vị: Khoa Công nghệ thông tin, Học viện Nông nghiệp Việt Nam