Ngày 20/12, Sở KHCN tỉnh Gia Lai tổ chức buổi nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tỉnh “Ứng dụng mô hình SWAT để đánh giá, dự báo và cảnh báo tình trạng xói mòn đất trên đất dốc canh tác vùng đồi núi tại tỉnh Gia Lai” do TS. Ngô Thanh Sơn – Trưởng bộ môn Quản lý Tài nguyên, khoa TN&MT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam làm Chủ nhiệm đề tài.

Hội đồng nghiệm thu đề tài gồm 9 thành viên do ThS. Nguyễn Nam Hải, Giám đốc Sở KHCN tỉnh Gia Lai làm Chủ tịch Hội đồng. Tham dự buổi nghiệm thu có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và cán bộ của Sở KHCN, Tài nguyên Môi trường, Trung tâm khí tượng thủy văn, đại diện các huyện và các xã nghiên cứu. Tại buổi nghiệm thu, thay mặt nhóm nghiên cứu đề tài, TS. Ngô Thanh Sơn, chủ nhiệm đề tài đã trình bày báo cáo tóm tắt về kết quả nghiên cứu và một số sản phẩm chính của đề tài.

leftcenterrightdel
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Dung
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Dung 

Theo đó, xói mòn đất do nước đã, đang và sẽ là nguyên nhân làm suy thoái đất, giảm năng suất cây trồng, từ đó gây ra nạn đói nghèo trên vùng trung du và miền núi cả ở nước ta và trên thế giới. Từ nhiều thập kỷ nay đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết, thực địa và tính toán xói mòn đất với mục tiêu có thể dự báo, cảnh báo và áp dụng những biện pháp chống xói mòn đất kịp thời. Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề xói mòn sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tin học, ứng dụng mô hình là một trong những hướng tiếp cận hiệu quả trong viêc đánh giá, dự báo và cảnh báo xói mòn đất. Trong các mô hình đánh giá xói mòn đất hiện nay, SWAT là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để giải quyết bài toán về đánh giá, dự báo và cảnh báo xói mòn. Do vậy, mô hình SWAT đã được lựa chọn nhằm dự báo và cảnh báo tình trạng xói mòn đất trên đất dốc canh tác vùng đồi núi tỉnh Gia Lai.

Sau hai năm triển khai dự án đã đạt được một số kết quả và sản phẩm chính như sau:

(1)  Mô phỏng được quá trình xói mòn đất trên đất dốc dựa trên việc sử dụng mô hình thủy văn, để từ đó thành lập được bản đồ nguy cơ xói mòn đất và dự báo tác động của biến động sử dụng đất và biến đổi khí hậu trên địa bàn nghiên cứu;

(2)  Xây dựng Website cảnh báo nguy cơ xói mòn đất (với giao diện tương tác với bản đồ, cho phép người truy cập về thông tin chi tiết tình trạng xói mòn đất), từ đó có thể biết được những khu vực có nguy cơ xói mòn cao.

(3)  Đề tài đã có 03 bài báo khoa học, đào tạo 01 thạc sĩ và 03 sinh viên đại học.

leftcenterrightdel
TS. Ngô Thanh Sơn báo cáo báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài. Ảnh: Trần Dung

TS. Ngô Thanh Sơn báo cáo báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài. Ảnh: Trần Dung

 

Tại buổi nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu và đại biểu tham dự đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Đề tài. Các sản phẩm của đề tài như kịch bản thay đổi sử dụng đất, bản đồ tiềm năng xói mòn đất, website cảnh báo nguy cơ xói mòn đất, ect. đáp ứng được yêu cầu về mặt khoa học và thực tiễn, có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương. Các sản phẩm của đề tài sau khi được nghiệm thu cũng được nhóm nghiên cứu chuyển giao cho địa phương, đặc biệt là bốn huyện Iapa, Mang Yang, Phú Thiện và Ayun Pa để phục vụ công tác quản lý và sử dụng hợp lý đất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

leftcenterrightdel

Chuyển giao sản phẩm khoa học (bản đồ và website)

 
leftcenterrightdel
 

Các thành viên trong nhóm thực hiện đề tài