Nông nghiệp vùng núi phía Bắc: Tiềm năng tích tụ tín chỉ carbon từ các giải pháp sinh thái và nông lâm kết hợp
Cập nhật lúc 11:54, Thứ hai, 21/07/2025 (GMT+7)
Vùng miền núi phía Bắc Việt Nam – với địa hình phức tạp, đa dạng sinh học phong phú và nền văn hóa đặc sắc – luôn chứa tiềm năng to lớn trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bảo tồn và nông lâm kết hợp
Vùng miền núi phía Bắc Việt Nam – với địa hình phức tạp, đa dạng sinh học phong phú và nền văn hóa đặc sắc – luôn chứa tiềm năng to lớn trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bảo tồn và nông lâm kết hợp. Đây không chỉ là hướng đi quan trọng để phục hồi hệ sinh thái và nâng cao sinh kế bền vững cho cộng đồng địa phương, mà còn mở ra cơ hội đóng góp vào tích tụ tín chỉ carbon – một yếu tố then chốt trong bối cảnh toàn cầu hóa các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
1. Bức tranh hiện trạng và cơ hội
Các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Yên Bái sở hữu diện tích đất đai rộng lớn, phần nhiều đã bị thoái hóa do canh tác nương rẫy, khai thác tài nguyên thiếu bền vững và chịu tác động mạnh mẽ từ biến đổi khí hậu. Việc áp dụng nông nghiệp sinh thái (ecological agriculture), nông nghiệp bảo tồn (conservation agriculture) và nông lâm kết hợp (agroforestry) được đánh giá là chiến lược then chốt nhằm:
- Phục hồi độ phì nhiêu đất và đa dạng sinh học.
- Gia tăng khả năng chống chịu với các rủi ro khí hậu.
- Cải thiện thu nhập, sinh kế cho các hộ nông dân.
- Đồng thời, góp phần hấp thụ và lưu trữ carbon dài hạn trong đất và thảm thực vật, tạo cơ sở cho phát triển các chương trình tín chỉ carbon tự nguyện và tuân thủ.
    |
 |
Canh tác thiếu bền vững - cơ hội để nâng cao tích tụ carbon qua các giải pháp nông lâm kết hợp, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp bảo tồn |
2. Vai trò của các mô hình nông lâm kết hợp và nông nghiệp sinh thái
Nhiều nghiên cứu và thực tiễn triển khai cho thấy, các mô hình như:
- Trồng rừng hỗn giao với cây bản địa, kết hợp phục hồi rừng tự nhiên.
- Hệ thống nông lâm kết hợp xen cây ăn quả, cây gỗ và cây nông nghiệp (ví dụ: cà phê dưới tán, ngô/sắn xen cây họ đậu).
- Canh tác nông nghiệp sinh thái với sử dụng phân hữu cơ, kiểm soát xói mòn bằng thảm thực vật sống.
- Nông nghiệp bảo tồn: giảm cày xớ, tăng phủ rác hữu cơ.
Nhờ đó, carbon sinh khối và carbon đất được gia tăng đáng kể, đồng thời gia tăng năng suất và thu nhập hộ gia đình. Ước tính, nếu áp dụng rộng rãi, các mô hình này có thể tích tụ hàng triệu tấn CO₂ trong vòng 10–20 năm.
3. Tín chỉ carbon: Cơ hội mới cho vùng núi phía Bắc
Với độ che phủ rừng tương đối cao (50–70%) và hệ sinh thái rẫn phong phú, vùng núi phía Bắc sở hữu tiềm năng lớn trong việc:
- Duy trì và gia tăng tích tụ carbon sinh khối qua các mô hình phục hồi rừng, nông lâm kết hợp và nông nghiệp sinh thái.
- Phát triển tín chỉ carbon không chỉ dựa vào trồng mới mà còn thông qua các sáng kiến quản lý rừng bền vững (IFM), giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), và các mô hình nông nghiệp carbon thấp.
Những lợi thế nổi bật:
- Độ che phủ rừng cao, tạo nền tảng vững chắc cho gia tăng carbon.
- Đa dạng sinh học giàu có đồng lợi ích xã hội - môi trường.
- Cam kết quốc gia về Net Zero 2050.
- Kinh nghiệm cộng đồng trong quản lý rừng truyền thống và bảo tồn tài nguyên.
4. Một số định hướng phát triển trong tương lai
Để đẩy mạnh vai trò của nông nghiệp sinh thái vùng núi phía Bắc trong tích tụ tín chỉ carbon, một số hướng đi ưu tiên bao gồm:
- Mở rộng các mô hình nông lâm kết hợp và nông nghiệp sinh thái phù hợp với điều kiện địa phương.
- Phát triển hệ thống MRV (giám sát - báo cáo - thẩm định carbon) và nâng cao năng lực quản lý đất bền vững cho cộng đồng.
- Kết nối với các cơ chế tài chính carbon, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
- Gắn kết các giải pháp nông nghiệp sinh thái với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch nông nghiệp (eco-/agritourism) để đa dạng hóa nguồn thu nhập.
- Tăng cường hợp tác liên ngành giữa các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức phát triển và chính quyền địa phương
    |
 |
CANH TÁC NHỜ NƯỚC TRỜI – Thuật ngữ cần được lãng quên với giải pháp tưới khả thi trên đất dốc |
5. Kết luận
Nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp bảo tồn và nông lâm kết hợp đang mở ra hướng đi bền vững cho vùng núi phía Bắc, góp phần vào mục tiêu Net Zero quốc gia và phát triển thị trường carbon tốt lợi trong tương lai.
Bộ môn Quản lý đất đai - Khoa Tài nguyên và Môi trường