Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học năm 2024, nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn, khoa Khoa học Xã hội đã tổ chức Seminar khoa học với 2 chuyên đề: “Thực trạng phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Sơn La” do Thạc sĩ Vũ Hải Hà trình bày và chuyên đề: “Cương lĩnh dân tộc của chủ nhĩa Mac-Lênin và vấn đề dân tộc tự quyết ở Việt Nam” được trình bày bởi Thạc sĩ Hà Thị Yến

            Tỉnh Sơn La là địa phương ở khu vực miền núi phía Bắc, trong quá trình phát triển Đảng bộ tỉnh Sơn La xác định kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã là một trong những thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu: “Thực trạng phát triển kinh tế hợp tác xã tỉnh Sơn La” đã khẳng định những thành tựu trong phát triển kinh tế hợp tác xã tại  Sơn La với  tổng số 880 Hợp tác, đứng thứ 3 toàn vùng và thứ 15 cả nước; mức tăng trưởng vào tốp đầu của cả nước. Thành tựu phát triển HTX đã góp phần phát triển giá trị sản phẩm, lợi nhuận  và hiệu quả sản xuất  của những người sản xuất nhỏ được tăng lên; góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần giữ vững ổn định, gia tăng sự gắn kết cộng đồng. Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản của các hợp tác xã được đẩy mạnh thực hiện,góp phần hoàn thành tiêu chí thứ 13 về xây dựng Nông thôn mới, các hợp tác xã  đã góp phần tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa bàn tỉnh. Nghiên cứu cũng chỉ ra những mặt hạn chế trong thực tiễn hoạt động và phát triển của mô hình kinh tế HTX ở Sơn La, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; công tác quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế tập thể tại địa phương cũng còn có một số khó khăn.

            Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc thống nhất, gồm 54 dân tộc. Trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 86%. Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu sống ở khu vực miền núi, đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh rất lớn. Chính vì vậy, những năm qua các thế lực thù địch đã có nhiều âm mưu gây kích động, chia rẽ, đòi thực thi quyền dân tộc tự quyết. Nghiên cứu “Cương lĩnh dân tộc của chủ nhĩa Mac-Lênin và vấn đề dân tộc tự quyết ở Việt Nam” đã làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin về các quyền dân tộc tự quyết. Trong đó, bao gồm các quyền: bình đẳng giữa các dân tộc trong một quốc gia, quyền bình đẳng giữa các quốc gia. Từ đó, nghiên cứu cũng khẳng định những quyền dân tộc tự quyết được Đảng, Nhà nước Việt Nam công nhận và thực thi trong những năm qua. Những quyền đó hoàn toàn thống nhất với những tuyên bố của Liên Hiệp Quốc.

            Buổi sêminar đã nhận được những ý kiến  thảo luận sôi nổi về các vấn đề lí luận và thực tiễn. Đây là những gợi mở quan trọng để các tác giả hoàn thiện và tiếp tục có những nghiên cứu sâu sắc trong thời gian tới.

Một số hình ảnh buổi Sêmimar

leftcenterrightdel
 
leftcenterrightdel
 

Nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn - Khoa KHXH