Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với  54 dân tộc anh em. Trong đó, 53 dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 14% dân số. Thực tế, đời sống kinh tế xã hội của các dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn. Với mục đích làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về thực trạng giáo dục của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn, khoa Khoa học Xã hội đã tổ chức Seminar khoa học: “Thực trạng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay”.

Tại buổi seminar, Thạc sĩ Hà Thị Yến đã trình bày chuyên đề nghiên cứu. Chuyên đề đã tập trung phân tích những thành tựu trong phát triển giáo dục với kết quả nổi bật là tỷ lệ học sinh đến trường, tỷ lệ người biết đọc, biết viết... đều tăng nhanh trong những năm gần đây. Cùng với đó, đội ngũ giáo viên cũng được tăng cường về cả số lượng và chất lượng, cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục được đầu tư đáng kể. Chuyên đề cũng chỉ ra những hạn chế, thách thức trong phát triển giáo dục tại vừng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, thách thức lớn hiện nay chính là sự phát triển kinh tế xã hội tại các vùng dân tộc thiểu số còn hạn chế, điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng đầu tư cho giáo dục của gia đình, chính quyền địa phương dẫn đến vẫn còn một tỷ lệ cao các em không có điều kiện đến trường.

Chuyên đề nghiên cứu đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận của các thành viên nghiên cứu. Các ý kiến trao đổi đã tập trung làm rõ nhiều nội dung quan trọng: làm rõ thêm những khó khăn trong tiếp cận các hình thức giáo dục mới, phi truyền thống; Gợi mở một số giải pháp để tháo gỡ những hạn chế trong phát triển giáo dục tại các vùng đồng bào thiểu số.

Học sinh bán trú tại Tây Nguyên (Ảnh: Báo Điện tử Chính phủ)

 

leftcenterrightdel
 

Nhóm nghiên cứu mạnh Chính sách và Phát triển xã hội nông thôn - Khoa KHXH