Chất bột đường hay còn được biết đến với tên Carbohydrate hoặc Carb. Đây là một trong ba chất dinh dưỡng đa lượng mà cơ thể người cần hàng ngày. Chất bột đường có vai trò quan trọng là tạo ra năng lượng cho cơ thể, bao gồm cả não bộ.

Chất bột đường được chia thành 2 nhóm là đơn giản và phức tạp.

leftcenterrightdel
 

Chất bột đường đơn giản bao gồm glucose, fructose, sucrose…thường có trong đường, trái cây, mật ong, bánh kẹo ngọt, nước ngọt hay siro bắp. Các chất bột đường này có vị ngọt rõ ràng. Chất bột đường phức tạp gồm tinh bột, chất xơ và glycogen. Tinh bột và chất xơ thường có mặt trong các loại ngũ cốc, hạt họ đậu, khoai củ; chất xơ còn có mặt nhiều trong các loại rau, trái cây. Glycogen có ở gan. Các chất bột đường này không có vị ngọt.

Tại khoang miệng, thực phẩm sẽ được nghiền thành viên nhỏ, enzyme trong khoang miệng phân cắt một phần chất bột đường phức tạp. Sau đó, thực phẩm đi vào hệ tiêu hóa, tại đây, enzyme sẽ phân cắt chất bột đường tạo thành glucose để sinh năng lượng cho cơ thể. Nếu ăn quá nhiều chất bột đường này, glucose dư thừa sẽ được chuyển hóa thành glycogen dự trữ trong gan, cơ bắp và thậm chí thành mỡ. Riêng chất xơ, là thành phần có vai trò điều hòa đường huyết, cholesterol… chất xơ không được tiêu hóa mà sẽ đi qua hệ tiêu hóa và được thải ra ngoài qua phân.

leftcenterrightdel
Phân loại thực phẩm giàu chất bột đường            Cách tính đơn vị chất bột đường    

 - Các thực phẩm giàu chất bột đường đơn giản: như đường, bánh kẹo, nước ngọt… có GI cao làm tăng đường huyết nhanh sau khi ăn. (GI phản ánh khả năng làm tăng đường huyết sau ăn của thực phẩm)

- Các thực phẩm giàu chất bột đường phức tạp: như ngũ cốc, khoai, bún…, có GI thấp hơn, nên làm tăng đường huyết chậm hơn.

Nếu thiếu chất bột đường, cơ thể sẽ mệt mỏi, chóng mặt do thiếu năng lượng, não bộ có thể hoạt động kém hiệu quả. Ngược lại nếu thừa chất này, cơ thể bị tích tụ mỡ, tăng nguy cơ mắc bệnh lý thừa cân - béo phì - là tiền đề cho nhiều bệnh mãn tính không lây khác.

Như vậy chúng ta cần có một chế độ ăn thực phẩm giàu chất bột đường phù hợp với thể trạng của mỗi người để duy trì một sức khỏe tốt. 

Để có chế độ ăn chất bột đường hợp lý, chúng ta nên ăn đa dạng các loại thực phẩm cung cấp chất bột đường như cơm, khoai, đậu…và hạn chế chất bột đường đơn giản.

Theo Tháp Dinh dưỡng hợp lý của Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bộ Y tế, với người trưởng thành, một ngày cần ăn từ 12 – 15 đơn vị ngũ cốc.

Một đơn vị ngũ cốc tương đương với nửa bát cơm, hoặc nửa ổ bánh mì, hoặc nửa bát bún hoặc phở, hoặc nửa trái bắp, 1 củ khoai lang hoặc 1 củ khoai tây.

Người bệnh tiểu đường nên chọn loại thực phẩm giàu chất bột đường nhưng chuyển hóa chậm và giàu chất xơ. Các loại thực phẩm này bao gồm gạo lức, lúa mì nguyên vỏ, yến mạch, các loại đậu cả vỏ, ngũ cốc nguyên hạt, táo, dâu, chuối, bún, nui, khoai sọ, bánh mì đen… Thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau củ, trái cây giúp ổn định đường huyết và giảm cholesterol máu. Người bệnh tiểu đường không nên ăn bánh kẹo, mứt, trái cây khô, nước ngọt, sữa đặc có đường…

Nên chọn cách chế biến đơn giản, hạn chế hầm nhừ, tán nhuyễn sẽ không làm tăng đường huyết nhanh sau khi ăn.

leftcenterrightdel
 

        Nguồn Trích dẫn thông tin từ trang Ajinomoto và Dinh dưỡng