An toàn thực phẩm đã, đang và sẽ được quan tâm ở toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng vì nó liên quan mật thiết tới sức khỏe con người. Nhiều biện pháp đã được sử dụng để đảm bảo và cải thiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên điều quan trọng để quyết định sự thành công trong đảm bảo an toàn thực phẩm là sự nhận thức, hành động và hành vi của con người về vấn đề đó.

 

Ngày 21/10, các nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu mạnh Vi sinh vật và an toàn thực phẩm tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã có buổi làm việc với TS. Brigitta Elizabeth Ball, chuyên gia hàng đầu về văn hóa an toàn thực phẩm đến từ Canada. Buổi làm việc tập trung vào việc chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm giải pháp để xây dựng một văn hóa an toàn thực phẩm vững mạnh tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc, TS. Ball đã trình bày những nghiên cứu và thực tiễn thành công của Canada trong việc xây dựng văn hóa an toàn thực phẩm. Bà cũng chia sẻ những phân tích sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp Việt Nam và đưa ra những gợi ý để cải thiện tình hình.

Nhóm nghiên cứu mạnh chia sẻ các thông tin nhóm đã thực hiện được trong lĩnh vực này liên quan đến xây dựng tài liệu tham khảo, giáo trình. Hiện tại nhóm đang trong giai đoạn hoàn thiện giáo trình Hệ thống quản lý chất lượng và Văn hóa an toàn thực phẩm. Ngoài ra, nhóm cũng thực hiện khảo sát trên nhiều doanh nghiệp, nhiều đối tượng trong doanh nghiệp để có các kết quả ban đầu về việc xây dựng cũng như thực thi văn hóa an toàn thực phẩm tại các cơ sở đó. 

Cuộc trao đổi đã tập trung vào việc tìm hiểu sâu hơn về những lỗ hổng trong văn hóa an toàn thực phẩm tại Việt Nam và xác định các giải pháp cụ thể để khắc phục.

Đối với Việt Nam, văn hóa an toàn thực phẩm là khái niệm tương đối mới, Dự án An toàn thực phẩm vì sự phát triển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Công thương đang tích cực đưa văn hóa an toàn thực phẩm gần gũi hơn với mọi thành phần trong xã hội. Một số trường đại học, trong đó có Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị tiên phong đưa văn hóa an toàn thực phẩm vào chương trình đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực có hiểu biết, kỹ năng về công nghệ thực phẩm, quản lý chất lượng cũng như văn hóa an toàn thực phẩm phục vụ cơ quan quản lý, tổ chức chính trị xã hội, khối sản xuất kinh doanh.

Một số hình ảnh tại buổi làm việc

leftcenterrightdel
 

 

Nhóm Nghiên cứu mạnh Vi sinh vật và ATTP